Cơ sở lý luận văn học

Nội dung đề cập: bản chất và đối tượng của văn chương; chức năng văn chương; các tính chất của văn chương; nhà văn chủ thể sáng tạo; tác phẩm văn chương - một sinh thể nghệ thuật; loại thể văn chương; hai hệ thống phạm trù cơ bản dành cho sáng tạo văn chương; các phương pháp sáng tác chủ yếu của văn chương; phê bình văn chương.
Thông tin trích dẫn: Cơ sở lý luận văn học. Đỗ văn Khang. NXB Thông tin và truyền thông, 2013.

Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: http://lib.haui.edu.vn/opac80/pdfjs/web/viewer.html?file=/Trailer/QGHCM0031.T.pdf

Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/

Lý luận văn học là khoa học lý thuyết có tính chất phương pháp luận chỉ đạo quá trình sáng tạo và thưởng thức văn chương. Thực ra, còn có thể gọi Lý luận văn học là mỹ học của văn chương.

Nhiệm vụ của lý luận văn học nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của văn chương, mối quan hệ của văn chương với đời sống xã hội; Các chức năng của văn chương; Các tính chất của văn chương, nghiên cứu lao động của nhà văn và quá trình sáng tác ra tác phẩm.

Cuốn Cơ sở lý luận văn học có sáu điểm mới:

1. Lần đầu tiên ứng dụng liên ngành: Văn học - Mỹ học - Nghệ thuật học - Triết học trong xây dựng cơ sở lý luận văn học.

2. Lần đầu tiên lý giải bản chất văn chương không phải nghệ thuật ngôn từ.

3. Đưa ra cấu trúc một đời sống văn chương gồm bốn lớp: Hiện thực thẩm mỹ khách quan - Nhà văn - Tác phẩm văn chương - Bạn đọc.

4. Đưa ra cách hiểu mới về chức năng của văn chương.

5. Đưa ra quan điểm mới về sự vận động của phương pháp sáng tác, trào lưu và trường phái văn chương.

6. Lần đầu tiên đưa ra quan niệm mới về phê bình văn chương: Coi phê bình văn chương là hệ thống suy tư về ngọn nguồn thẩm mỹ, về cuộc đời và con người qua khảo nghiệm tác phẩm, tác giả.