Cửa gió: Tập 2

Thông tin trích dẫn: Cửa gió: Tập 2. Xuân Đức. NXB Hội nhà văn, 2014.

Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: http://lib.haui.edu.vn/opac80/Detail.aspx?id=6669&f=fulltext&v=C%u1eeda+gi%u00f3%3a+Ti%u1ec3u+thuy%u1ebft.+T%u1eadp+2

Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/

Xuân Đức tên thật là Nguyễn Xuân Đức, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1947, tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Thuở nhỏ ông sống cùng gia đình ở quê mẹ tại bờ Bắc sông Hiền Lương. Sau khi tốt nghiệp phổ thông tại Trường cấp ba Vĩnh Linh vào năm 1965, ông thoát ly gia đình và tham gia tiểu đoàn 47 quân địa phương Vĩnh Linh chiến đấu tại vùng núi Quảng Trị, phía Nam bờ Hiền Lương.

Ông trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982, khi còn đang công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị. Ngày 2 tháng 2 năm 2007, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định trao tặng Giải thưởng Nhà nước chuyên ngành Văn học cho các tác phẩm Người không mang họ (1984), Cửa gió (1982), Tượng đồng đen một chân (1988).

Tiểu thuyết “Cửa gió”là câu chuyện về một giai đoạn chiến tranh khốc liệt trên mảnh đất Vĩnh Linh, nơi đối đầu giữa “bên này, bên kia”, của tiểu đoàn 47 bộ đội địa phương mà chính nhà văn đã tham gia. Vậy nên trong đó có bóng dáng của nhà văn, của gia đình, họ hàng, quê hương bản quán của mình, nó gần như một thứ tự truyện. Có lẽ vì vậy mà “Cửa gió” thành công trước hết vì nó chân thực.
Cùng với nhiều tác phẩm kịch, tiểu thuyết của nhà văn Xuân Ðức, độc giả dễ dàng nhận thấy bóng dáng dòng sông Bến Hải - lằn ranh giới chia đôi đất nước đằng đẵng hơn hai mươi năm. Trong trang văn của ông luôn nằng nặng mồ hôi, nước mắt cực nhọc của người dân Quảng Trị, thấm cả máu của một thời đất nước chia hai. Bằng ngòi bút, bằng sự từng trải của mình, ông đã dựng nên một Quảng Trị đất lửa anh hùng!