Trang phục Việt Nam =Vietnamese costumes through the ages

Giới thiệu trang phục Việt Nam từ thời Hùng Vương cho đến trang phục sau Cách mạng tháng Tám. Trang phục cho lễ cưới, lễ tang, tôn giáo và trang phục của lực lượng vũ trang cách mạng

Thông tin trích dẫn: Trang phục Việt Nam =Vietnamese costumes through the ages. Đoàn Thị Tình. NXB Mỹ thuật, 2006.

Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: http://lib.haui.edu.vn/Opac80/Detail.aspx?id=4672&f=fulltext&v=Trang+ph%u1ee5c+Vi%u1ec7t+Nam+%3dVietnamese+costumes+through+the+ages

Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/
Một hoạt động thực tiễn quá năng động có thể sẽ kém hiệu quả nếu như khoảng cách giữa thực tiễn và nhận thức lý luận là quá xa nhau, thậm chí hoạt động thực tiễn có thể bị mất phương hướng hoặc đi trệch. Nghệ thuật trang trí - ứng dụng nói chung và nghệ thuật trang phục nói riêng chắc chắn không nằm ngoài qui luật đó.

Những vấn đề về trang phục - từ truyền thống đến hiện đại - là những vấn đề của văn hóa, của mô hình thẩm mỹ, của sáng tạo và khoa học thích nghi, lại càng khó hơn khi nghiên cứu trang phục với tư cách của một phạm trù lịch sử.

Trên thực tế đã có một số công trình nghiên cứu về trang phục Việt Nam. Tuy nhiên, công phu sưu tập tư liệu, đặc biệt là tư liệu hình ảnh, khả năng mô tả và phân tích hệ thống khá thuyết phục của tác giả Đoàn Thị Tình thể hiện trong cuốn Trang phục Việt Nam / Dân tộc Việt - chính là lý do để Nhà xuất bản Mỹ thuật lựa chọn công trình nghiên cứu này.