Truyền động điện

Cuốn sách tập trung chủ yếu tập trung vào nội dung về các chức năng cơ bản của hệ thống truyền động, các vấn đề chế ngự động cơ. Khi thiết kế các hệ thống cơ phức hợp, cũng như khi tính toán tối ưu các vòng điều chỉnh của chúng, kỹ sư thường xuất phát từ các đặc điểm lý tưởng của cơ chế chấp hành “Truyền động xoay chiều ba pha”, là những đặc điểm chỉ do các chức năng gần động cơ quyết định. Các chức năng gần động cơ là cơ sở của một hệ truyền động và có thể được chia thành 2 nhóm như sau: Nhóm các thuật toán cơ sở như điều chỉnh dòng stator, điều chế vector điện áp và quan sát từ thông; Nhóm các thuật toán nâng cao như nhận dạng và thích nghi tham số, điều khiển tối ưu trạng thái của động cơ. Thực tế cho thấy, một hệ thống thông thường chỉ cài đặt nhóm thứ nhất đã có thể hoạt động khá tốt mà không cần đến nhóm thứ hai. Mặt khác, nếu một hệ thống đã có khả năng hoạt động khá tốt được tích hợp thêm nhóm các thuật toán nâng cao, chất lượng của hệ đó sẽ được nâng lên một cách rõ rệt. Vì vậy có thể nói, một hệ thống hoàn hảo phải có cả hai nhóm chức năng và mức thỏa mãn đòi hỏi này sẽ thể hiện tính thông minh của hệ thống đó.
Thông tin trích dẫn: Truyền động điện. Bùi Quốc Khánh. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006.
Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: https://lic.haui.edu.vn/media/Ng%C3%A0nh%20CNKT%C4%90K-T%C4%90H/Truy%E1%BB%81n%20%C4%91%E1%BB%99ng%20%C4%91i%E1%BB%87n%20th%C3%B4ng%20minh.pdf
Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/