Từ xưa, loài người đã biết dùng hình vẽ để giao tiếp với nhau. Những tác phẩm bằng hình vẽ đã ghi lại những nét sinh hoạt khác nhau trong đời sống, hình dáng các thú rừng, các hiện tượng tự nhiên được khắc trên vách đá, cỏ cây, da thú và khí giới của người xưa đã chứng tỏ điều đó. Bản vẽ kỹ thuật ra đời và phát triển theo nhu cầu đời sống của con người và theo sự đòi hỏi của thực tiễn sản xuất. Hình thức và nội dung của bản vẽ cũng thay đổi theo sự phát triển không ngừng của sản xuất xã hội.
Môn Vẽ kỹ thuật trở thành môn khoa học nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp lập và đọc các bản vẽ kỹ thuật. Môn Vẽ kỹ thuật bồi dưỡng năng lực lập và đọc các bản vẽ kỹ thuật, bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng không gian và tư duy kỹ thuật; đồng thời rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chính xác, cẩn thận, có ý thức tổ chức kỷ luật là những đức tính cần thiết của người lao động trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong quá trình học tập, sinh viên phải nắm vững các kiến thức cơ bản như lý luận về phép chiếu, các phương pháp biểu diễn vật thể, nắm vững các quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế về bản vẽ kỹ thuật, đồng thời phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành, vẽ bằng tay, bằng dụng cụ vẽ truyền thống và bằng máy tính điện tử.
Thông tin trích dẫn: Vẽ kỹ thuật cơ khí tập 2. Trần Hữu Quế. NXB GDVN, 2013.
Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: https://lic.haui.edu.vn/media/Ng%C3%A0nh%20C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20k%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20c%C6%A1%20kh%C3%AD/v%E1%BA%BD%20kth%20co%20khi%20T2.pdf
Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.