Bạn bè một thuở: Chân dung văn học

Thông tin trích dẫn: Bạn bè một thuở: Chân dung văn học. Bùi Hiển. NXB Hội nhà văn, 2014.

Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: http://lib.haui.edu.vn/opac80/Detail.aspx?id=6626&f=fulltext&v=B%u1ea1n+b%u00e8+m%u1ed9t+thu%u1edf%3a+Ch%u00e2n+dung+v%u0103n+h%u1ecdc

Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/

Nền văn học Việt Nam được Bác Hồ đặt nền móng từ những năm đầu thế kỉ 20 và có bước phát triển rực rỡ từ sau cách mạng Tháng 8/1945, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng lại đất nước sau Chiến tranh. Đó là thành tựu to lớn và phong phú cả về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật và đội ngũ sáng tác. Những tác phẩm văn học kết tinh tài năng, tâm huyết của nhiều thế hệ nhà văn đã đi vào ký ức hàng triệu người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng và bảo vệ tâm hồn và nhân cách con người Việt Nam, làm giàu có thêm những giá trị văn hóa Việt Nam mà ông cha ta đã dày công xây dựng. Tập đại thành văn học cách mạng và kháng chiến là bức tượng đại kỳ vĩ ghi lại diện mạo đất nước và con người Việt nam về một thời kì vĩ đại của dân tộc, đưa tiến trình hiện đại hóa văn học lên một tầm cao mới.

Nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn vào nền văn học cách mạng, Đảng và Nhà nước quyết định trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cho các tác phẩm văn học xuất sắc. Nhà nước đã quyết định giao cho hội Nhà văn Việt Nam và Nhà xuất bản Hội nhà văn thực hiện dự án “Công bố và phổ biến các tác phẩm văn học được giải thưởng Nhà nước”. Giai đoạn thực hiện ( 2014 – 2015). Bộ sách gồm những tác phẩm của 121 tác giả được trao Giải thưởng Nhà nước qua 3 đợt, năm 2001, năm 2007 và năm 2012.

Bùi Hiển (22 tháng 11 năm 1919 – 11 tháng 3 năm 2009) là nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng với thể loại truyện ngắn , đồng thời có không ít bút kí thu hút người đọc và hàng nghìn trang sách dịch… “Bùi Hiển tiếp cận hiện thực với cách phát hiện riêng, không chói lòa rực rỡ, không phải bằng cảm hứng sử thi hào hùng mà ông ca ngợi phẩm chất con người trong mạch sống bền bỉ, âm thầm, luôn nhạy cảm trong cảnh ngộ éo le, nỗi đau oan trái. Ta thấy tác phẩm của ông dường như có vẻ lạc giọng theo dòng chính (âm hưởng anh hùng ca thời đại) mà theo mạch ngầm, theo âm trầm nốt lặng trong bản hợp ca hào hùng thời chiến tranh”.