Bảo tàng, di tích nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học lịch sử cho học sinh phổ thông
Tài liệu trình bày mối quan hệ giữa bảo tàng, di tích và nhà trường trong việc dạy và học lịch sử cho học sinh phổ thông; dạy và học lịch sử cho học sinh phổ thông theo các chủ đề bảo tàng, di tích; hình thức dạy và học lịch sử cho học sinh phổ thông tại bảo tàng, di tích.
Thông tin trích dẫn: Bảo tàng, di tích nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học lịch sử cho học sinh phổ thông. Nguyễn Thị Kim Thành( Ch.b); Trần Thị Vân Anh. NXB Giáo dục Việt Nam, 2014.
Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: http://lib.haui.edu.vn/opac80/pdfjs/web/viewer.html?file=/Trailer/HD2D12016LS0020.T.pdf
Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/
Tóm tắt
Từ nhiều năm nay, dư luận xã hội rất quan tâm đến hiện tượng các em học sinh phổ thông ít hứng thú, thậm chí chán học môn Lịch sử. Nhiều người ngỡ ngàng và rất buồn lòng về kết quả điểm thi Lịch sử trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông những năm vừa qua. Thực trạng này có thể do nhiều nguyên nhân và cần có các giải pháp khắc phục khác nhau, nhưng vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học Lịch sử chính là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và giáo dục quan tâm đầu tiên. Xuất phát từ nhận thức đó, và với ý thức trách nhiệm, tâm huyết của những người hoạt động trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hoá dân tộc mong muốn góp phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ, năm 2007, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) đã thành lập Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” và phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nghiên cứu xây dựng một chương trình giáo dục lịch sử theo cách tiếp cận mới: “học mà chơi, chơi mà học”, tạo một “sân chơi” mới tại khuôn viên bảo tàng để giúp cho các em, tuỳ theo lứa tuổi, có thể tiếp thu kiến thức lịch sử một cách dễ dàng, dễ nhớ, bổ ích và lý thú thông qua các hình thức dạy và học rất sinh động, phong phú, đa dạng, sáng tạo trên cơ sở các chủ đề về lịch sử; tạo cơ hội cho các em thể hiện bản thân, kích thích tính chủ động, sáng tạo, khám phá tri thức, tương tác, trải nghiệm, giao tiếp, ứng xử, học hỏi lẫn nhau, rèn luyện kỹ năng số Được sự ủng hộ nhiệt tình và phối hợp rất chặt chẽ của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội và nhiều trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội, cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác, sau 7 năm hoạt động, Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” đã thu được những kết quả thiết thực, rất tốt đẹp, đúc kết được những kinh nghiệm quý cho hoạt động giáo dục lịch sử ngoài nhà trường.
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.