Cuối rễ đầu cành; Mãi mái ngày đầu tiên; Đất hứa: Thơ

Thông tin trích dẫn: Cuối rễ đầu cành; Mãi mái ngày đầu tiên; Đất hứa: Thơ. Bế Kiến Quốc. NXB Hội nhà văn, 2014.

Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: http://lib.haui.edu.vn/opac80/Detail.aspx?id=6658&f=fulltext&v=Cu%u1ed1i+r%u1ec5+%u0111%u1ea7u+c%u00e0nh%3b+M%u00e3i+m%u00e1i+ng%u00e0y+%u0111%u1ea7u+ti%u00ean%3b+%u0110%u1ea5t+h%u1ee9a%3a+Th%u01a1

Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/

Những tác phẩm văn học kết tinh tài năng, tâm huyết của nhiều thế hệ nhà văn đã đi vào ký ức hàng triệu người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng và bảo vệ tâm hồn và nhân cách con người Việt Nam, làm giàu có thêm những giá trị văn hóa Việt Nam mà ông cha ta đã dày công xây dựng. Tập đại thành văn học cách mạng và kháng chiến là bức tượng đại kỳ vĩ ghi lại diện mạo đất nước và con người Việt Nam về một thời kì vĩ đại của dân tộc, đưa tiến trình hiện đại hóa văn học lên một tầm cao mới.

Nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn vào nền văn học cách mạng, Đảng và Nhà nước quyết định trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cho các tác phẩm văn học xuất sắc. Nhà nước đã quyết định giao cho hội Nhà văn Việt Nam và Nhà xuất bản Hội nhà văn thực hiện dự án “Công bố và phổ biến các tác phẩm văn học được giải thưởng Nhà nước”. Giai đoạn thực hiện ( 2014 – 2015). Bộ sách gồm những tác phẩm của 121 tác giả được trao Giải thưởng Nhà nước qua 3 đợt, năm 2001, năm 2007 và năm 2012

Nhà thơ Bế Kiến Quốc, sinh ngày 19.5.1949, tại Nam Định. Quê gốc : Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn,Trường đại học Tổng hợp Hà Nội 1970, Bế Kiến Quốc làm công tác tại Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Sơn Bình, sau đó chuyển về công tác tại tuần báo Văn nghệ, lần lượt làm biên tập viên, trưởng ban thơ. Ông mất ngày 14.6.2002 khi đang làm Tổng biên tập báo Người Hà Nội..

Ngay từ khi là sinh viên, Bế Kiến Quốc đã được nhận giải nhì cuộc thì thơ của tuần báo Văn nghệ (1969). Những bài thơ khởi bút : Những dòng sông, Mẹ trồng cây và Trên đường ra hỏa tuyến đã thực sự tạo được sự cảm mến trong công chúng, bởi độ trong của tâm hồn, độ lắng của cảm xúc. Phần thơ Những dòng sông (1979) về cơ bản, vẫn mang những đặc điểm ấy,.cùng với những suy nghĩ định hướng đầy trách nhiệm của nhà thơ : gắn bó với vận mệnh của Tổ quốc, của dân tộc. Từ sau đó, Bế Kiến Quốc viết ít, thi thoảng mới thấy thơ ông xuất hiện trên báo chí. Gần đây, tập Cuối rễ đầu cành vừa là sự tiếp nối, vừa ghi nhận một bước phát triển mới của thơ Bế Kiến Quốc. Lặng lẽ và thủy chung thơ Bế Kiến Quốc quả đã đi tới “cuối rễ, đầu cành” của thơ, của đời mình. Phần lớn các bài thơ trong tập đều có sức vóc. Dường như mỗi bài thơ đều được nghiền ngẫm, chuẩn bị chu đáo của nhà thơ, do đó tránh được sự non yếu, gầy guộc do vội vã, cẩu thả vốn là một điều khá phổ biến trong thơ hiện nay. Chính nhờ điều này mà tuy ông viết không nhiều, nhưng những bài thơ ông đã công bố, đều có cái để suy ngẫm trong tâm trí người đọc.

Từ khóa: Thơ, Văn học, xã hội, Bế Kiến Quốc

17 p tailieu_haui 21/06/2022 179 0