Đất làng (tiểu thuyết); Hạt mùa sau

Thông tin trích dẫn: Đất làng (tiểu thuyết); Hạt mùa sau. Hội nhà văn. NXB Hội nhà văn, 2015.

Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: http://lib.haui.edu.vn/opac80/Detail.aspx?id=11356&f=fulltext&v=%u0110%u1ea5t+l%u00e0ng+(ti%u1ec3u+thuy%u1ebft)%3b+H%u1ea1t+m%u00f9a+sau

Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/

Nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn vào nền văn học cách mạng, Đảng và nhà nước quyết định trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước cho các tác phẩm văn học xuất sắc. Tiếp theo bộ sách văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh do nhà xuất bản văn học xuất bản, Nhà nước đã quyết định giào cho hội nhà văn Việt Nam và nhà xuất bản Hội nhà văn thực hiện dự án “ Công bố và phổ biến các tác phẩm văn học được giải thưởng nhà nước” giai đoạn thực hiện 2014 - 2015.

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú sinh ngày 25 tháng 12 năm 1942. Chị có các tác phẩm: Huệ (Tiểu thuyết, 1964); Người hậu phương (truyện ngắn, 1966); Đất làng (Tiểu thuyết, 1974); Buổi sáng (Tiểu thuyết, 1976); Ngõ cây bàng (Tiểu thuyết, 1980); Câu chuyện dưới tán lá rợp (truyện ngắn, 1982); Những dấu chân phía chân trời (truyện ngắn, 1983). Chị sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng cuộc sống gắn bó với nông thôn, sau này đi dạy học và làm báo chị lại càng có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn và gắn bó với nông thôn hơn nữa.

Những tác phẩm thành công nhất của chị là những tác phẩm viết về đề tài nông thôn, nông dân của thời kỳ đó. Chị được kết nạp vào Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1968. Thời kỳ ngòi bút của chị sung sức nhất là thời kỳ đất nước đang đi lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, còn miền Nam tiến hành công cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Nguyễn Thị Ngọc Tú và những người cùng thế hệ với chị lúc đó đã miêu tả và phản ánh cuộc sống của nhân dân với một khí thế hào hứng đi lên chủ nghĩa xã hội.