Độc chất học: Sách đào tạo dược sĩ Đại học

Giáo trình trình bày đại cương về độc chất học; phương pháp phân lập các chất độc; cac chất độc vô cơ; các chất độc hữu cơ; các chất ma túy; hóa chất bảo vệ thực vật

Thông tin trích dẫn: Độc chất học: Sách đào tạo dược sĩ Đại học. Thái Nguyễn Hùng Thu. NXB Y học, 2015.

Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: http://lib.haui.edu.vn/Opac80/Detail.aspx?id=17683&f=nhande&v=%u0110%u1ed9c+ch%u1ea5t+h%u1ecdc%3a+S%u00e1ch+%u0111%u00e0o+t%u1ea1o+d%u01b0%u1ee3c+s%u0129+%u0110%u1ea1i+h%u1ecdc

Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/

Tài liệu Độc chất học này là các nội dung cơ bản để tiến hành dạy và học môn học Độc chất tại nhà trường. Nội dung chính của tài liệu này được bắt đầu từ Chương 1 giới thiệu sơ lược về môn học, khái niệm chất độc, sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ, các tác động của chất độc đối với cơ thể và nguyên tắc xử trí ngộ độc. Phân loại chất độc cho thấy chất độc rất đa dạng có thể là các hợp chất vô cơ (chủ yếu là các kim loại và nguyên tố có độc tính), đặc biệt nhiều hợp chất hữu cơ mà trong đó có các dược chất là các chất độc. Các chất độc có nguồn gốc, mức độ sử dụng, nguyên nhân gây độc, phương pháp phân tích và cách xử trí ngộ độc khác nhau.

Một số phương pháp phân tích bao gồm lấy mẫu, xử lý mẫu, định tính và định lượng các chất độc nhằm xác định một cách chính xác và nhanh nguyên nhân và mức độ ngộ độc để có biện pháp xử trí và điều trị thích hợp. Những nội dung có tính chất nguyên tắc của quá trình phân tích chất độc mà chủ yếu là vấn đề xử lý phân lập chất độc được giới thiệu ở Chương 2.

Với mỗi chất độc, tài liệu tóm lược nguồn gốc, một số tính chất lý hóa, nguyên nhân xẩy ra nhiễm độc, ngộ độc, các tác động của chất độc đối với các cơ quan trên cơ thể, các biểu hiện khi bị ngộ độc, nhiễm độc, phương pháp phân tích và cách xử trí khi bị ngộ độc, nhiễm độc hoặc nghiện. Các nội dung này của một số chất độc vô cơ thường gặp gồm các kim loại nặng, nguyên tố có độc tính cao và các khí độc được giới thiệu một cách tóm lược ở Chương 3.

Các chất độc hữu cơ thường gặp được lần lượt giới thiệu trong Chương 4. Một số chất độc hữu cơ có mục đích sử dụng và tác động với cơ thể khá chuyên biệt là các ma túy và các hóa chất bảo vệ thực vật được giới thiệu riêng ở Chương 5 và Chương 6..