Động lực học ô tô

“Động lực học ô tô” có tên tiếng Anh là “Dynamics of Vehicle” đã có lịch sử phát triển gần 100 năm nhưng phát triển mạnh mẽ vào những năm 1970 trong xu thế phát triển ô tô và các cụm ô tô cơ điện tử. Khi đó, hệ thống phanh ABS ra đời chống bó cứng bánh xe, bảo đảm sự ổn định khi phanh già; cuối thập niên 90 ra đời hệ thống phanh TCS điều khiển chống trượt quay khi tăng tốc, cho phép ô tô chuyển động với vận tốc lớn nhất trong từng loại đường có thể mà không mất ổn định.“Lý thuyết ô tô” là lĩnh vực nhiều độc giả biết đến xét chuyển động ô tô nhưng chỉ xét những yếu tố tác động từ hệ thống xe xuống đường với giả thiết bánh xe không trượt mà không xét các yếu tố đảm bảo cho xe chuyển động, tức là các yếu tố tương tác lốp – đường ( điều kiện đủ) có bản chất trượt đàn hồi và trượt ma sát. Động lực học ô tô nghiên cứu các điều kiện cần và đủ của chuyển động ô tô; là cơ sở nghiên cứu thiết kế ô tô hiện đại thế hệ thứ 3.

“ Động lực học ô tô” trình bày các vấn đề về: đặc tính bánh xe đàn hồi; động lực học phương thẳng đứng; động lực học phương dọc; động lực học phương ngang và động lực học tích hợp. Mục đích của cuốn sách là cung cấp cho người đọc bản chất quá trình chuyển động ô tô và tương quan của nó trong các hệ điều khiển cơ điện tử như: Hệ thống an toàn tích cực/ An toàn động lực học; Hệ thống hỗ trợ lái xe và cuối cùng là ô tô thông minh. Cuốn sách cung cấp kiến thức cơ sở cho sinh viên, nghiên cứu sinh ngành ô tô và ngành cơ kỹ thuật và điều khiển tự động muốn nghiên cứu về ô tô; có thể là tài liệu tham khảo cho lĩnh vực bảo hiểm giao thông.
Thông tin trích dẫn: Động lực học ô tô.
Võ Văn Hường . NXB Giáo dục Việt Nam, 2014.
Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: https://lic.haui.edu.vn/media/CN%20Oto/cn%20%C3%94%20T%C3%94/%C4%91%E1%BB%99ng%20l%E1%BB%B1c%20h%E1%BB%8Dc%20%C3%B4%20t%C3%B4.pdf
Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/