Tín ngưỡng Hai Bà Trưng ở Vùng Châu thổ Sông Hồng

Cuộc khởi nghĩa năm 40 – 43 đầu công nguyên do Hai Bà Trưng lãnh đạo mãi mãi trở thành biểu trưng cho dân tộc Việt Nam và phụ nữ Việt Nam. Hai Bà Trưng cùng các tướng lĩnh đã đi vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc như những anh hùng dân tộc, đồng thời được người dân nhiều thế hệ ngưỡng mộ, phụng thờ với triết lý: “Sinh vi danh tướng, tử vi thần” Sự thờ phụng này trở thành hạt nhân cố kết nhiều thành tố văn hóa, tạo ra một sinh hoạt văn hóa dân gian cho cư dân vùng châu thổ sông Hồng. Nghiên cứu tín ngưỡng Hai Bà Trưng chính là nghiên cứu một sinh hoạt văn hóa dân gian. Có thể tìm hiểu sự chuyển hóa từ việc phụng thờ một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc trở thành đối tượng thờ cúng của tín ngưỡng dân gian. Hơn nữa sự phụng thờ Hai Bà Trưng và các tướng từ bao đời nay đã làm thành một hệ thống tín ngưỡng riêng ở vùng châu thổ sông Hồng, do đó tìm hiểu sự phụng thờ hai Bà trung cũng chính là là tìm hiểu tâm thức dân gian về một loại hình tín ngưỡng. Đối tượng nghiên cứu của công trình là những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan đến hai Bà Trưng và các tướng lĩnh thuộc thời đại Hai bà. Tại châu thổ sông Hồng, 4 làng thờ Hai Bà Trưng tại 4 tỉnh khác nhau là địa bàn mà tác giả tiến hành khảo sát sâu. Đó là làng ( Phường) Đồng Nhân thành phố Hà Nội, làng hạ Lôi tỉnh Vĩnh Phúc, làng hát Môn tỉnh hà Tây( Từ 1/8/2008 huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội) và làng Phụng Công tỉnh Hưng Yên. Tín ngưỡng là cách thể hiện niềm tin của con người và cộng đồng vào thế giới thiêng. Thế giới thiêng thay đổi tùy theo quan niệm của mỗi thời đại, mỗi cá nhân và cộng đồng khác nhau. Ở Việt Nam các nhà khoa học đã bước đàu có những nghiên cứu sâu về tín ngưỡng và đã tổng kết tín ngưỡng thành các hình thức phổ biến là; Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; tín ngưỡng cá nhâ; tín ngưỡng nghề nghiệp; tín ngưỡng thờ thần. Trong tín ngưỡng thờ thần bao gồm thờ thổ thần, sơn thần, thủy thần,. Tín ngưỡng Hai Bà Trưnng được tác giả sắp xếp vào tín ngưỡng thờ nhân thần – thờ anh hùng giải phóng dân tộc.
Thông tin trích dẫn: Tín ngưỡng Hai Bà Trưng ở Vùng Châu thổ Sông Hồng. Phạm Lan Oanh. NXB Khoa học Xã hội, 2010.
Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: https://lic.haui.edu.vn/media/Book%20V%C4%83n%20h%E1%BB%8Dc/T%C3%ADn%20ng%C6%B0%E1%BB%A1ng%20Hai%20B%C3%A0%20Tr%C6%B0ng%20%E1%BB%9F%20v%C3%B9ng%20ch%C3%A2u%20Th%E1%BB%95%20S%C3%B4ng%20H%E1%BB%93ng%201.pdf
Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/