Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên
Khác với nhiều vùng miền núi trong cả nước, trong truyền thống, buôn làng Tây Nguyên là đơn vị tự quản, cư trú độc lập và duy nhất. Mỗi buôn làng là một thể chế kinh tế, xã hội, văn hóa và một không gian sinh tồn tự nhiên, riêng biệt và khép kín. Vì vậy vấn đề tổ chức và hoạt động của buôn làng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình tồn tại và phát triển của các dân tộc thiểu số tại chỗ nói riêng và của vùng Tây Nguyên nói chung. Cuốn sách làm sáng tỏ thực trạng tổ chức và hoạt động của buôn làng Tây Nguyên trong lịch sử, từ các thời kỳ như: Pháp thuộc, chính thể Ngô Đình Diệm, chính thể Nguyễn Văn Thiệu, vùng căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến và đặc biệt từ năm 1975 đến nay trên nhiều chiều cạnh như: không gian sinh tồn kinh tế, xã hội, văn hóa và không gian sinh tồn tự nhiên. Trên cơ sở đó bước đầu đề xuất các quan điểm, kiến nghị và giải pháp làm cơ sở khoa học góp phần xây dựng buôn làng mới trong phát triển bền vùng vùng Tây Nguyên.
Thông tin trích dẫn: Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Bùi Minh Đạo. NXB Khoa học xã hội, 2010.
Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: https://lic.haui.edu.vn/media/Book%20L%C4%A9nh%20v%E1%BB%B1c%20kh%C3%A1c/T%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20v%C3%A0%20ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20bu%C3%B4n%20l%C3%A0ng.pdf
Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.