Tuyển trường ca

Thông tin trích dẫn: Tuyên trường ca. Thu Bồn. NXB Hội nhà văn, 2015.

Vui lòng truy cập địa chỉ sau để download và biết thêm thông tin chi tiết: http://lib.haui.edu.vn/opac80/Detail.aspx?id=13125&f=fulltext&v=Tuy%u00ean+tr%u01b0%u1eddng+ca
Bạn đọc có thể tìm thêm tài liệu tại Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội tại địa chỉ: http://lib.haui.edu.vn/opac80/
Nền văn học Việt Nam được Bác Hồ đặt nền móng từ những năm đầu thế kỉ 20 và có bước phát triển rực rỡ từ sau cách mạng Tháng 8/1945, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng lại đất nước sau Chiến tranh. Đó là thành tựu to lớn và phong phú cả về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật và đội ngũ sáng tác. Những tác phẩm văn học kết tinh tài năng, tâm huyết của nhiều thế hệ nhà văn đã đi vào ký ức hàng triệu người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng và bảo vệ tâm hồn và nhân cách con người Việt Nam, làm giàu có thêm những giá trị văn hóa Việt Nam mà ông cha ta đã dày công xây dựng. Tập đại thành văn học cách mạng và kháng chiến là bức tượng đại kỳ vĩ ghi lại diện mạo đất nước và con người Việt Nam về một thời kì vĩ đại của dân tộc, đưa tiến trình hiện đại hóa văn học lên một tầm cao mới.

Nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn vào nền văn học cách mạng, Đảng và Nhà nước quyết định trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cho các tác phẩm văn học xuất sắc. Nhà nước đã quyết định giao cho hội Nhà văn Việt Nam và Nhà xuất bản Hội nhà văn thực hiện dự án “Công bố và phổ biến các tác phẩm văn học được giải thưởng Nhà nước”. Giai đoạn thực hiện ( 2014 – 2015). Bộ sách gồm những tác phẩm của 121 tác giả được trao Giải thưởng Nhà nước qua 3 đợt, năm 2001, năm 2007 và năm 2012.

Thu Bồn sinh tại xã Điện Thắng, huyện Điện bàn, tỉnh Quảng Nam, vào bộ đội năm mười một tuổi và là thiếu sinh quân ở đơn vị biệt động chiến đấu. Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, ông làm phóng viên chiến trường Liên khu V sau đó về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thu Bồn là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ miền Trung Trung Bộ và ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa IV. Ngoài bút danh đặt theo tên dòng sông Thu Bồn quê hương, ông còn có các bút danh khác là Hà Đức Trọng, Bờ Lốc.

Ngoài thơ, Thu Bồn còn viết Tiểu thuyết, nhưng ông được biết đến nhiều với những bài trường ca, trong đó Bài ca chim Chơ Rao vẫn được coi là thành công có tính định hướng cho phong cách tiêu biểu của ông và "không những là tác phẩm từ miền Nam gửi ra khá sớm, mà còn là bản trường ca đầu tiên của văn học giải phóng.Đây là khúc ca ca ngợi lòng yêu tự do, ý chí bất khuất của những con người Tây Nguyên trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ được giảng dạy ở chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam.

Ông đạt giải Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.